KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ

Cà phê dần trở thành thức uống không thể thiếu của người dân Việt Nam. Một ly cà phê buổi sáng để lấy lại năng lượng, tỉnh táo cả ngày, chiều về lại nhâm nhi tách cà phê cùng bạn bè hay chỉ đơn giản lặng lẽ nhìn thành phố,...
Cũng chính vì sự phổ biến của nó mà nhiều người đã lựa chọn khởi nghiệp bằng cách kinh doanh cà phê. Tuy nhiên bên cạnh tiền năng cũng có không ít những thử thách, cạnh tranh. Đòi hỏi người kinh doanh chỉ có đam mê thôi chưa đủ mà cần phải có chiến lược rõ ràng.
.
Dưới đây sẽ là một vài lưu ý dành cho những bạn đang có ý định kinh doanh cà phê cần biết trước!
Có kiến thức và có mối quan tâm đặc biệt đến cà phê

Để kinh doanh cà phê bạn cần phải có kiến thức cơ bản về cà phê, mỗi loại cà phê đều có đặc trưng riêng về hương vị. Nếu như Robusta đặc biệt bởi vị đắng thì Arabica lại có một chút vị chua sau đó mới chuyển qua đắng. Khi nắm rõ được vị, cách pha chế từng loại cà phê sẽ giúp bạn tạo ra những hương vị đặc trưng cho quán.
Muốn làm tốt được điều đó chỉ có kiến thức thôi chưa đủ, bạn cần có nhiều trải nghiệm thưởng thức cà phê để nhận ra cái ngon và nét đặc trưng của các quán cà phê khác, từ đó có những cải tiến mới cho sản phẩm của mình.
Nghiên cứu kỹ thị trường

Đây là bước không thể thiếu dù kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, sẽ có hai yếu tố bạn cần quan tâm: khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng mục tiêu
Cần tìm hiểu kỹ về nhóm khách hàng muốn hướng tới, vì mỗi đối tượng khách hàng đều có nhu cầu, thói quen và khả năng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Nắm rõ được khách hàng mục tiêu cũng có thể giúp bạn thiết kế được không gian, âm thanh phù hợp để thu hút được nhiều khách hàng như mong muốn.
Đối thủ cạnh tranh
Người xưa thường có câu “ Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” để có thể cạnh tranh bạn cần phải biết được đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ đang cạnh tranh với bạn là ai?, họ đang bán cái gì với giá bao nhiêu?, bán ở địa điểm nào?. Từ đó học tập được kinh nghiệm và vạch ra được kế hoạch kinh doanh hiệu quả tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Xác định mô hình kinh doanh cà phê
Hiện nay, có hai mô hình kinh doanh cà phê: kinh doanh truyền thống và kinh doanh nhượng quyền.
Kinh doanh kiểu truyền thống
Khi lựa chọn kinh doanh truyền thống, bạn sẽ có toàn quyền quyết định đến việc kinh doanh quán của mình. Từ việc lên ý tưởng, thi công, các chương trình marketing. Điều này đòi hỏi bạn cần phải học hỏi rất nhiều kỹ năng để có thể vừa quản lý và xây dựng được thương hiệu tốt cho quán.
Một vài mô hình kinh doanh cà phê điển hình như: kinh doanh cà phê theo phong cách Hàn Quốc, cà phê sách, cà phê thú cưng,...
Kinh doanh cà phê nhượng quyền:
Nếu bạn mong muốn kinh doanh cà phê theo mô hình nhượng quyền, bạn phải bỏ ra một số tiền nhất định tùy vào độ nổi tiếng của thương hiệu để được quyền kinh doanh dưới tên thương hiệu người khác đã xây dựng. Ưu điểm của mô hình này là bạn có thể bắt tay vào kinh doanh luôn sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng. Bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để nghĩ thiết kế, menu, công thức đồ uống,...
Các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng bạn có thể tham khảo: Trung Nguyên E-Coffee, Highlands Coffee, Cà Phê Ông Bầu,..
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Để nắm rõ được từng bước, tiến độ công việc khi kinh doanh cà phê, thì một bản kế hoạch chi tiết thực sự cần thiết giúp cho bạn ước lượng về quy mô, giá bán đồ uống, số lượng nhân viên,... Đều phải được phân tích và xem xét thật kỹ lưỡng.
Bạn có thể học hỏi thêm cách xây dựng kế hoạch từ những người đi trước để nhận được những lời khuyên, biết được các yếu tố thường phát sinh trong quá trình xây dựng quán rồi rút kinh nghiệm.
Địa điểm và thiết kế không gian quán

Địa điểm
Một trong những yếu tố quyết định việc kinh doanh có thành công hay thất bại ở việc bạn lựa chọn địa điểm có tốt hay không. Có nhiều quán mặc dù sản phẩm tốt nhưng vì địa điểm không thuận thuận lợi cũng vẫn bị đóng cửa.

Một số tiêu chí lựa chọn địa điểm mở quán cà phê:
- Diện tích quán: Tùy theo tiềm lực về tài chính và mô hình kinh doanh của bạn mà lựa chọn diện tích phù hợp. Đối với kinh doanh dạng vỉa hè thì không cần quá nhiều diện tích cho quán nhưng nếu như kinh doanh cà phê theo mô hình sân vườn thì cần có diện tích lớn và thoáng.
- Mật độ lưu thông: Để tiện cho khách hàng đi lại thì địa điểm quán nên nằm ở nơi ít tắc đường, tránh để khách hàng mất quá nhiều thời gian chỉ để tìm chỗ đỗ gửi xe.
- Giá thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào kinh phí của bạn đang có để lựa chọn giá, nhưng nên lưu ý giá thuê chỉ nên chiếm tầm 15%/ tổng chi phí là hợp lý.
- Khách hàng: Đây cũng sẽ là yếu tố để bạn cân nhắc trong việc lựa chọn địa điểm. Nếu tập khách hàng của bạn là dân văn phòng thì sẽ phải lựa chọn những nơi nào nhiều văn phòng cho thuê, tập trung nhiều công ty để thuê mặt bằng
Thiết kế
Sau khi có bản kế hoạch chi tiết việc tiếp theo bạn cần hoàn thiện chính là thiết kế, trang trí cho không gian quán dựa vào mô hình kinh doanh đã chọn. Bạn cần quan tâm một số điểm sau:
Màu sắc không gian của quán phải ăn nhập với phong cách mà quán theo đuổi. Thường sẽ có tông màu chủ đạo đem lại đặc trưng riêng cho quán.
- Nội thất cần phù hợp với phong cách của quán
- Lối đi cần thuận tiện cho việc đi lại của khách.
- Có thể trưng bày thêm một vài vật dụng, trang trí.
Lên menu và cách thức định giá
Khi bạn đã thu thập được đầy đủ thông tin, xác định và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn sẽ xây dựng menu theo ý tưởng đó. Tuy nhiên, bạn không nên đưa quá nhiều món vào thực đơn sẽ khiến khách hàng phân tâm và hay đắn đo trong việc lựa chọn đồ.
Marketing quán cà phê hiệu quả

Đối những quán mới mở, để thu hút được nhiều khách hàng đến bạn cần xây dựng kế hoạch quảng bá, truyền thông cho quán. Bạn có thể tham khảo một số hoạt động marketing dưới đây:
Phát tờ rơi
Khi khai trương cửa hàng mới bạn cần có những chương trình khuyến mãi, trò chơi bốc thăm trúng thưởng,...dành cho những khách tới tham gia. Sau đó in trên tờ rơi phát ở những khu vực xung quanh quán và những nơi đông đúc.
Quảng cáo qua mạng xã hội
Bạn nên xây dựng fanpage riêng cho quán có hình ảnh logo, tên quán riêng, đây sẽ là nơi để bạn chia sẻ những hình ảnh đẹp hay là độc lạ của quán để nhiều thu hút nhiều khách hàng. Nếu còn chi phí bạn cũng có thể có thể xây dựng những chương trình khuyến mãi rồi chạy quảng cáo hướng tới khách hàng mục tiêu.
Mặc dù vậy, marketing truyền miệng vẫn là cách hiệu quả về lâu về dài nhất, để có được sự hỗ trợ của khách hàng giúp giới thiệu bạn bè, người quen đến quán của mình. Bạn cần mang lại sự hài lòng cho họ từ sản phẩm, dịch vụ và cả sự trải nghiệm khi đến quán.
Hy vọng, một vài lưu ý trên có thể ít nhiều giúp cho các bạn đang mong muốn kinh doanh cà phê có thể thuận lợi hơn, chúc các bạn thành công nhé!!!